HOTLINE: 090.424.5845 Email: fansitea.fansitea@gmail.com

Cây chè dây

Giới thiệu về Chè dây

Chè dây là một cây thuốc khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc, được người dân bản địa sử dụng để chữa bệnh loét dạ dày - tá tràng.

Chè dây hay còn gọi là Chè hoàng giang; Khau cha, Khau ché, Pàn oỏng (Tày) có tên khoa học: Ampelopsis catoniensis Planch., Họ Nho (Vitaceae).

Trên thế giới, Chè dây được nghiên cứu phân loại và xác định tên khoa học từ nửa đầu thế kỉ 19. Tuy nhiên ở Việt Nam, đến năm 1912 chè dây mới được chính thức công nhận với tên Ampelopsis cantoniensisPlanch. Đây là cây thuốc tương đối quen thuộc, đối với cộng đồng dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Phân bố:

Trên thế giới: Chè dây phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Indonesia (Zhiduan Chen & Jun Wen, 2007; Nguyễn Thế Cường, 2012). Riêng ở Trung Quốc, Chè dây phân bố hầu như ở khắp các tỉnh thuộc vùng Đông-Nam, như: An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Hải Nam ... (Zhiduan Chen & Jun Wen, 2007).

Ở Việt Nam: Trong bộ “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam”, T.I có ghi nhận Chè dây ở các tỉnh (huyện): Lạng Sơn, cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ); Quảng Ninh (huyện Hoành Bồ); Bắc Kạn (huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn); Nghệ An (huyện Kỳ Sơn); Hà Tĩnh (huyện Hương Khê); Quảng Nam (huyện Trà My – nay là Nam Trà My), Kon Tum (huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông); Gia Lai (huyện KʼBang); Đăk Lăk (huyện Krông Bông – Chư Yang Sin); Lâm Đồng ... (Đỗ Huy Bích và nhiều Đồng tác giả khác, 2004).

Đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh:

        Trên thế giới: Gần như không có thông tin. Duy chỉ có 1 tài liệu “Flora of China” , Vol. 12 đề cập: Chè dây thường mọc ở rừng hay trảng cây bụi, trong các thung lũng, ở độ cao 100 – 900 m so với mặt biển (Zhiduan Chen & Jun Wen, 2007).

        Ở Việt Nam: Trong tập I “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam”, các Tác giả đã mô tả khái quát đặc điểm sinh thái của Chè dây là: Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc leo trùm lên các cây bụi, cây gỗ nhỏ hay đám cỏ, ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, bờ nương rẫy. Cây phân bố chủ yếu ở độ cao 600 –1600 m so với mặt nước biển. 

        Chè dây ra hoa quả hàng năm, mùa hoa (tháng: 6 – 8), mùa quả (tháng: 9-11). Cây trưởng thành, mọc ở nơi chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả mnhiều hơn ở nơi bị che bóng. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và mọc cây chồi sau khi bị cắt (Đỗ Huy Bích và nhiều Đồng tác giả khác, 2004). 

Bài viết cùng danh mục

29

Tháng 8
Tiềm năng và cơ chế ức chế  SARS-CoV-2-3CLpro của Chè dây

Tiềm năng và cơ chế ức chế  SARS-CoV-2-3CLpro của Chè dây

Ampelopsis grossedentata là loài Chè dây cùng chi với Ampelopsis cantoniensis, được sử dụng nhiều ở Hàn Quốc và Trung Quốc với thành phần hoạt chất chính là flavonoid lên tới 40%, chủ yếu là dihydromyricetin.  Dưới đây là tóm tắt nghiên cứu của Yuan Xiong và cộng sự đăng trên tạp chí International Journal of Biological Macromolecules năm 2021 về các Flavonoid trong Chè dây loài Ampelopsis grossedentata: tiềm năng ức chế, vị trí liên kết và cơ chế ức chế  SARS-CoV-2-3CLpro.

22

Tháng 8
Tác dụng của DHM trên sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 và bệnh viêm phổi và xơ hoá phổi

Tác dụng của DHM trên sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 và bệnh viêm phổi và xơ hoá phổi

Điểm chính: DHM có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 và giảm viêm phổi và xơ phổi gây ra do Bleomycin ; DHM ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 qua đích Mpro ; DHM làm giảm viêm phổi bằng cách ức chế sự xâm nhập của tế bào viêm và sự tiết các yếu tố gây viêm và cải thiện tình trạng xơ phổi thông qua con đường tín hiệu TGF-β1/Smad

14

Tháng 10
Tác dụng của Dihydromyricetin

Tác dụng của Dihydromyricetin

Dihydromyricetin (DHM) hay còn gọi là Ampelopsin, là một flavonoid được tìm thấy trong các loài thuộc chi Ampelopsis như Chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch.). 

14

Tháng 9
Tác dụng điều trị loét dạ dày - tá tràng của chè dây

Tác dụng điều trị loét dạ dày - tá tràng của chè dây

Chè dây có tác dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng. Đây là kết quả thu được từ Luận án tiến sĩ Y học của Bác sĩ Vũ Nam dưới sự hướng dẫn của GS. Hoàng Bảo Châu, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch với đề tài "Góp phần nghiên cứu tác dụng của Chè dây trong đièu trị loét hành tá tràng" bảo vệ năm 1995